Toán, hóa, sinh là một trong những tổ hợp xét tuyển truyền thống đối với các ngành y khoa. Đưa ra 3 môn học toán, hóa sinh làm tổ hợp xét tuyển cho ngành y khoa do một người khi làm trong ngành y khoa sẽ tiếp xúc với kiến thức liên quan đến 03 môn này nhiều nhất. Hiện nay, đứng trước thực tế nhiều trường thay đổi tổ hợp xét tuyển truyền thống với ngành y khoa này thành nhiều tổ hợp xét tuyển khác như: văn – hóa – sinh, toán – sinh – văn. Đứng trước những tổ hợp xét tuyển có phần hơi khác so với truyền thống này; nhiều ý kiến trái chiều, tranh luận đã nổ ra.

Về mặt quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 104 Luật Giáo dục năm 2019; nội dung quản lý Nhà nước về giáo dục bao gồm:

Điều 104. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường, chuẩn cơ sở giáo dục, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục, điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh; quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học.
3. Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức tuyển dụng giáo viên.
4. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.
5. Quy định về đánh giá chất lượng giáo dục; tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm
định chất lượng giáo dục.
6. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.
7. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
8. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
9. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.
10. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục.
11. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế, đầu tư của nước ngoài về giáo dục.
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong giáo dục.

Như vậy, nhà nước chỉ quản lý các trường đại học về việc thi, tuyển sinh, liên kết đào tạo, quản lý văn bằng. Còn việc các trường, các ngành của trường sử dụng tổ hợp nào để xét tuyển là do từng trường quyết định. Nhà nước không có văn bản quy định rõ ngành nào phải sử dụng tổ hợp tuyển sinh nào.

Vậy nên, việc một số trường sử dụng tổ hợp tuyển sinh toán – văn – sinh và văn – hóa – sinh cho ngành y khoa là không trái với quy định của pháp luật.

Về mặt tư duy của học sinh

Theo việc chia theo ban khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; việc học tập của học sinh cũng được chia rõ theo các môn: toán, lý, hóa, sinh hoặc văn, anh, sử, địa. Mặc dù cả hai khối này đều cần sử dụng tư duy logic, tuy nhiên, có một quan điểm đã ăn sâu vào tiềm thức của các thầy cô giáo: “Học sinh học khối tự nhiên sẽ không giỏi các môn xã hội, học sinh học khối xã hội sẽ không giỏi các môn tự nhiên.

Bên cạnh đó, việc chia thành 02 ban rõ rệt như vậy do các môn của các ban này có sự liên quan đến nhau. Ví dụ như với ban khoa học tự nhiên, môn toán sẽ là nền tảng cho các môn còn lại. Các môn lý, hóa, sinh đều sẽ sử dụng đến toán trong việc biến đổi các dữ liệu bài cho thành các dữ kiện phù hợp để áp dụng công thức. Không chỉ vậy, giữa các môn lý, hóa, sinh cũng có sự liên quan đến nhau do đều dựa trên các hiện tượng tự nhiên từ đó suy ra thành kiến thức của từng môn học.

Vậy nên, không phải học sinh khối xã hội sẽ không giỏi các môn tự nhiên; mà học sinh khối xã hội sẽ không có điều kiện đi sâu hơn vào các môn học tự nhiên như học sinh khối tự nhiên do khi bước vào cấp 3, các trường sẽ tiến hành phân khối cho học sinh.

Như vậy, một học sinh giỏi toán sẽ có điều kiện tiếp thu và học giỏi các môn sinh, hóa tốt hơn. Và các môn học trên là nền tảng của ngành y khoa. Do ngành y khoa bao gồm việc các bác sĩ tương lai phải chẩn đoán được bệnh dựa trên kiến thức về sinh học. Sau đó tiến hành điều trị theo phác đồ bệnh án, theo đơn thuốc. Mà những đơn thuốc được sử dụng đều có nguồn gốc từ các chất hóa học. Vậy nên, toán, hóa, sinh là tổ hợp chính để xét tuyển y khoa là hợp lý khi xét về mặt tư duy.

Về mặt thực tế xã hội

Theo lý giải của các trường chọn lựa tổ hợp khác khi tuyển sinh lựa chọn môn văn vào xét tuyển ngành y khoa do bác sĩ cùng cần có sự cảm thông với bệnh nhân, có khả năng diễn đạt với bệnh nhân – những điều mà những bác sĩ xét theo tổ hợp toán – hóa – sinh không thể có được. Lý giải này có đúng hay không:
Thứ nhất, con người có đến 7 loại trí thông minh bên cạnh việc xác định sự thông minh bằng bài kiểm tra IQ và thông qua việc học tập hàng ngày. Bài kiểm tra IQ cho biết khả năng tiếp thu và việc học tập hàng ngày cho thấy bản thân một người trội về những môn học nào. Từ đó đưa ra lựa chọn nghề nghiệp. Tuy nhiên, mỗi người sẽ tồn tại 1 trong 7 loại trí thông minh khác bao gồm: trí thông minh nội tâm, trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh tự nhiên, trí thông minh âm nhạc, trí thông minh không gian, trí thông minh thể chất và trí thông minh tương tác và giao tiếp. Và những loại trí thông minh này không xác định dựa trên việc người đó trội về môn học nào. Như vậy, để có thêm khả năng diễn đạt với bệnh nhân theo ý kiến của các trường đại học trên, việc cần học giỏi môn văn là không có cơ sở do khả năng diễn đạt, giao tiếp hoàn toàn thuộc về trí thông minh ngôn ngữ và việc rèn luyện hàng ngày. Vậy nên, quan điểm học giỏi văn với có khả năng giao tiếp là không hợp lý.
Thứ hai, tuyển sinh ngành y khoa bằng môn văn do một bác sĩ cần sự cảm thông với bệnh nhân. Trong khi đó, sự đồng cảm, cảm thông bắt nguồn từ tính cách và lương tâm của mỗi người. Bên cạnh đó, lương tâm và y đức của những thế hệ bác sĩ tuyển sinh bằng ngày toán – hóa – sinh được thể hiện rõ ràng qua đại dịch Covid vừa rồi. Vậy nên, quan điểm tuyển sinh này là không hợp lý.
Thứ ba, quan điểm tuyển sinh bằng môn văn do ngành y tế hiện nay không chỉ tập trung vào khám – chữa bệnh và tập trung vào quản lý sức khỏe, tư vấn sức khỏe, phòng bệnh từ xa nên cần những bác sĩ có khả năng diễn đạt tốt cũng chưa hợp lý nhưng cũng không hẳn là sai. Hiện nay, bên cạnh những bệnh về mặt thể chất, bệnh tâm lí cũng rất phổ biến. Xã hội phát triển dẫn tới số lượng người mắc bệnh liên quan đến tâm lí gia tăng. Mà hiện nay, lực lượng bác sĩ tâm lí còn mỏng. Và chính người dân cũng đang coi nhẹ những bệnh liên quan đến tâm lí. Vậy nên, lực lượng bác sĩ tâm lí hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc bệnh về tâm lí là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở các ngành y khoa khi cấp bằng sẽ là bằng y khoa ghi chuyên ngành. Và việc tuyển sinh ngành y khoa không nhắc đến vấn đề tuyển sinh chỉ cho ngành tâm lý – tâm thần hay tuyển sinh cho tất cả các ngành khác.

Tóm lại, việc sử dụng môn văn tuyển sinh cho ngành y khoa chuyên ngành tâm lý – tâm thần là phù hợp. Tuy nhiên, nếu sử dụng môn văn tuyển sinh chung cho các ngành y khoa là không hợp lý và có thể gây ra hệ quả về sau này.

Về mặt hệ quả sau này

Có thể thấy, việc nhiều trường phải sử dụng tổ hợp khác so với tổ hợp truyền thống toán – hóa – sinh là do sự cạnh tranh giữa các trường. Những thí sinh được điểm cao tổ hợp truyền thống thường sẽ có xu hướng chọn những trường đã có tiếng để theo học. Vậy nên, những trường khác sẽ rất khó để cạnh tranh. Việc chọn một tổ hợp khác sẽ giảm sự canh tranh với các trường có tiếng khác.

Tuy nhiên, việc tuyển sinh và đào tạo như vậy có thể dẫn tới nhiều hệ quả về sau bởi không giống như các ngành khác, ngành y khoa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Vậy nên, một bác sĩ để có thể hành nghề cần ít nhất 10 năm học tập và thực tập nội trú vô cùng vất cả. Nhưng với nhiều sinh viên khác sau khi ra trường, thường sẽ lựa chọn làm việc tại các phòng khám ngoài và các cơ sở tư nhân. Mặc dù không đánh giá thấp tiềm năng của các cơ sở này; nhưng việc chỉ yêu cầu có bằng cử nhân chuyên ngành y khoa sẽ đặt một dấu hỏi lớn cho việc liệu những sinh viên này có đủ khả năng chịu trách nhiệm với tính mạng của người khác hay không?

Was this helpful?

0 / 0