Cùng với sự tăng lên của giá điện do EVN liên tục thông báo lỗ hơn 26.200 tỉ đồng, xin điều chỉnh giá điện; các công ty cổ phần cung cấp nước cũng đề xuất tăng giá nước. Tuy nhiên, giá nước sạch được điều chỉnh bởi Bộ Tài chính theo nguyên tắc xác định khung giá nước sạch sinh hoạt quy định tại Thông tư 44/2021/TT-BTC.

Giá nước sạch tại Hà Nội từ tháng 7/2023

Theo Sở Tài chính thành phố Hà Nội, việc tăng giá nước sẽ được tăng theo chu kỳ; được điều chỉnh từ từ; đảm bảo không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Dưới đây là bảng dự kiến mức giá nước sinh hoạt tại Hà Nội áp dụng từ tháng 7/2023 đến năm sau:

Giá nướcBan đầuTừ tháng 7/2023Từ năm 2024
10m3 đầu tiên5.973 đồng/m37.500 đồng/m38.500 đồng/m3
Từ 10 – 20m37.052 đồng/m38.800 đồng/m39.900 đồng/m3
Từ 20 – 30m38.669 đồng/m312.000 đồng/m316.000 đồng/m3
Từ 30m3 trở lên15.929 đồng/m324.000 đồng/m327.000 đồng/m3
Bảng dự kiến mức giá nước sinh hoạt tại Hà Nội áp dụng từ tháng 7/2023

Nguyên tắc xác định và khung giá nước sạch

Điều 2. Nguyên tắc xác định giá nước sạch
1. Giá nước sạch được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý, hợp lệ trong quá trình khai thác, sản xuất, phân phối, tiêu thụ và có lợi nhuận; phù hợp với chất lượng nước, định mức kinh tế – kỹ thuật, quan hệ cung cầu về nước sạch, điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương, khu vực, thu nhập của người dân trong từng thời kỳ; hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của đơn vị cấp nước sạch (sau đây gọi là đơn vị cấp nước) và khách hàng sử dụng nước; khuyến khích khách hàng sử dụng nước tiết kiệm; khuyến khích các đơn vị cấp nước nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, giảm thất thoát, thất thu nước sạch, đáp ứng nhu cầu của khách hàng; thu hút đầu tư vào hoạt động sản xuất, phân phối nước sạch.
2. Giá bán lẻ nước sạch bình quân do Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân tỉnh) quyết định phải đảm bảo phù hợp với khung giá nước sạch quy định tại Điều 3 Thông tư này. Đối với khu vực đặc thù (vùng nước ngập mặn, vùng ven biển, vùng có điều kiện sản xuất nước khó khăn), trường hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, cung ứng nước sạch ở các vùng này cao làm giá bán lẻ nước sạch bình quân của đơn vị cấp nước sau khi Sở Tài chính thẩm định phương án giá nước sạch cao hơn mức giá tối đa trong khung giá quy định tại Điều 3 Thông tư này thì Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng nước sạch và thu nhập của người dân để quyết định giá bán nước sạch cho phù hợp.

Nguyên tắc xác định giá nước sạch đảm bảo cân bằng giữa chi phí sản xuất và mức sống của người dân. Vậy nên, giá nước sạch phải đảm bảo nằm trong khung giá do Nhà nước quy định. Cụ thể:

SttLoạiGiá tối thiểu (đồng/m3)Giá tối đa (đồng/m3)
1Đô thị đặc biệt, đô thị loại 13.50018.000
2Đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 53.00015.000
3Khu vực nông thôn2.00011.000
Khung giá nước sạch theo quy định tại Điều 3 Thông tư 44/2021/TT-BTC

Cách xác định giá nước sạch

Để xác định được giá nước sạch; Nhà nước dựa vào việc xác định chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch; sản lượng nước thương phẩm. Từ đó xác định giá thành của 01m3 nước sạch và đưa ra giá bán lẻ nước sạch. Cụ thể

Xác định chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch:

Chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch được xác định theo công thức:

CT = CVt + CNc + CSxc + CQl + CBh + CTc + CAt

Trong đó:
CT: Là tổng chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch (đồng);
CVt: Là chi phí vật tư trực tiếp (đồng);
CNc: Là chi phí nhân công trực tiếp (đồng);
CSxc: Là chi phí sản xuất chung (đồng);
CQl: Là chi phí quản lý doanh nghiệp (đồng);
CBh: Là chi phí bán hàng (đồng);
CTc: Là chi phí tài chính (đồng);
CAt: Là chi phí đảm bảo cấp nước an toàn (đồng);

Xác định sản lượng nước thương phẩm:

SLTp = SLSx – SLHh

Trong đó:
SLTp: Là sản lượng nước thương phẩm (m3/năm);
SLSx: Là sản lượng nước sản xuất (m3/năm);
SLHh: Là sản lượng nước hao hụt (sản lượng nước thất thu, thất thoát) (m3/năm).

Xác định giá thành của 01m3 nước sạch:

Trong đó:

GT: Giá thành của 01m3 nước sạch (đồng/m3);

CT: Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch (đồng) được xác định theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;

DTGt: Doanh thu để tính giảm trừ giá thành trong phương án giá nước sạch (nếu có) là các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán nước sạch, liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch và được xác định bằng hợp đồng (năm áp dụng giá còn hiệu lực) (đồng);

SLTp: Sản lượng nước thương phẩm (m3) được xác định theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;

Lợi nhuận định mức cho 01m3 nước sạch:

Lợi nhuận tối thiểu (đồng/m3)Lợi nhuận tối đa (đồng/m3)
Đơn vị cấp nước chỉ cấp nước khu vực đô thị hoặc khu vực nông thôn360 đồng/m31.300 đồng/m3
Đơn vị cấp nước đồng thời cho khu vực đô thị và khu vực nông thôn360 đồng/m31.500 đồng/m3

Xác định giá nước sạch:

GBli = GBlbq x Hi

Trong đó:
– GBli: Giá bán lẻ nước sạch cho từng nhóm khách hàng (đồng/m3).
– GBlbq: Giá bán lẻ nước sạch bình quân (đồng/m3) được xác định bằng công thức:
GBlbq = GT + P
Trong đó:
GT: Giá thành của 01m3 nước sạch (đồng/m3) được xác định theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
P: Lợi nhuận định mức của 01m3 nước sạch (đồng/m3) được xác định theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
– Hi: Hệ số tính giá tối đa so với giá bán lẻ nước sạch bình quân; Là hệ số điều chỉnh giá cho nhóm khách hàng sử dụng nước sạch. Hi được xác định theo bảng sau:

STTNhóm khách hàng sử dụng nước sạch cho mc đích sinh hoạtLượng nước sạch sử dụng/ thángHệ số tính giá ti đa so với giá bình quân (Hi)
Mức (m3/đồng hồ/tháng)Ký hiệu
Nhóm 1Hộ dân cư– Mức dưới 10 m3/đồng hồ/thángSH10,8
– Từ trên 10 m3 – 20 m3/đồng hồ/thángSH21,0
– Từ trên 20 m3 – 30 m3/đồng hồ/thángSH31,5
– Trên 30 m3/đồng hồ/thángSH42,5
Nhóm 2Cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập; trường học, bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh (công lập và tư nhân); phục vụ mục đích công cộng (phi lợi nhuận).Theo thực tế sử dụngHCSN1,2
Nhóm 3Tổ chức, cá nhân sản xuất vật chấtTheo thực tế sử dụngSX1,5
Nhóm 4Tổ chức, cá nhân kinh doanh, dịch vụTheo thực tế sử dụngKD3
Giá bán lẻ nước sạch bình quân1,0

Was this helpful?

0 / 0