Về cơ bản, việc lựa chọn giữa luật sư tư vấn; luật sư tố tụng; luật sư đại diện;… không khác nhau về mặt quá trình.
Luật sư là gì?
Điều 2 Luật Luật sư năm 2006 quy định:
Điều 2. Luật sư
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Như vậy, luật sư được hiểu là người cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Nghề luật cũng tương tự như các nghề dịch vụ khác. Khác biệt duy nhất là nghề luật phù thuộc nhiều hơn vào các quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn hành nghề luật sư
Điều 10. Tiêu chuẩn luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Theo đó, để trở thành luật sư cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
– Là công dân Việt Nam.
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt. Cụ thể, phải không thuộc các trường hợp sau:
+ Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. Quyết định kỷ luật chưa chấm dứt hiệu lực.
+ Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. Chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.
+ Đã bị xử lý hành chính về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; trợ giúp pháp lý; quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác; quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước; cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
+ Đã bị xử lý hành chính về hành vi đưa hối lộ cho người thi hành công vụ. Chưa hết thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hành chính.
+ Đã bị xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự hoặc có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về các hành vi liên quan đến: chiếm đoạt tài sản; trục lợi; gian lận; gian dối; xâm phạm an ninh quốc gia; ứng xử, phát ngôn làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín nghề luật sư.
+ Đã bị xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự hoặc có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về các hành vi gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân; tham gia, lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người để gây rối trật tự công cộng, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
+ Vi phạm các hành vi: cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật; sách nhiễu, lừa dối khách hàng; móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc; lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng.
+ Vi phạm pháp luật khác do cố ý đã bị xử lý kỷ luật từ 02 lần trở lên.
Điều kiện hành nghề luật sư
Điều 11. Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
Để hành nghề luật sư cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Đáp ứng đủ tiêu chuẩn hành nghề luật sư.
– Phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư.
– Phải gia nhập một Đoàn luật sư.
Lộ trình để trở thành luật sư tư vấn
Lộ trình để trở thành luật sư tư vấn bao gồm những bước sau:
– Học đại học chuyên ngành Luật tại Việt Nam.
– Lấy bằng tốt nghiệp Cử nhân luật.
– Tham gia khóa học đào tạo nghề luật sư trong vòng 12 tháng.
– Lấy Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
– Đăng ký tập sự hành nghề luật sư tại Đoàn Luật sư trong thời hạn 12 tháng.
– Tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư, được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
– Lập hồ sơ đề nghị Đoàn Luật sư cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
– Làm hồ sơ gia nhập Đoàn Luật sư.
– Nhận thẻ luật sư và bắt đầu hành nghề.
Trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Những người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư được quy định tại Điều 16 Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư năm 2012.
Điều 16. Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
1. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.
2. Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
3. Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Điều 14. Tập sự hành nghề luật sư
1. Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và người quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư.
Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật này. Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.
Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư. Sau khi đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư; Đoàn luật sư sẽ phân công luật sư hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư.
Lưu ý: Người tập sự hành nghề luật sư có ít nhất 03 năm kinh nghiệm và không hướng dẫn quá 03 người tập sự hành nghề luật sư trong một lần.
Có 02 trường hợp thời gian tập sự hành nghề luật sư không được tính từ thời điểm đăng ký tập sự tại Đoàn Luật sư. Cụ thể:
– Người tập sự hành nghề luật sư đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự và được Đoàn luật sư cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư.
– Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật. Người tập sự hành nghề luật sư được đi cùng với luật sư hướng dẫn gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, nguyên đơn, bị đơn và các đương sự khác trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính khi được người đó đồng ý; giúp luật sư hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ vụ, việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ, việc và các hoạt động nghề nghiệp khác; được tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý.
Thời gian tập sự với những trường hợp này sẽ do tổ chức hành nghề luật sư mà người đó tập sự xem xét, báo cáo với Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư.
Was this helpful?
0 / 0