Hướng đi cho sinh viên luật muốn theo nghề luật sư tranh tụng

Về mặt lý thuyết, hướng đi cho sinh viên luật muốn theo nghề luật sư tranh tụng tương tự như hướng đi cho sinh viên luật muốn theo nghề luật sư tư vấn. Đều gồm những giai đoạn sau:

– Học đại học chuyên ngành Luật tại Việt Nam.
– Lấy bằng tốt nghiệp Cử nhân luật.
– Tham gia khóa học đào tạo nghề luật sư trong vòng 12 tháng.
– Lấy Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
– Đăng ký tập sự hành nghề luật sư tại Đoàn Luật sư trong thời hạn 12 tháng.
– Tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư, được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
– Lập hồ sơ đề nghị Đoàn Luật sư cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
– Làm hồ sơ gia nhập Đoàn Luật sư.
– Nhận thẻ luật sư và có thể bắt đầu hành nghề.

Như vậy, trước khi muốn trở thành luật sư tư vấn hay luật sư tranh tụng; sinh viên luật đều phải được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập Đoàn Luật sư. Sau đó, việc lựa chọn theo riêng một lĩnh vực của dịch vụ pháp lý của luật sư sẽ do sinh viên lựa chọn.

Khác biệt giữa luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng

Luật sư tư vấnLuật sư tranh tụng
Yêu cầu về kiến thức chuyên môn– Yêu cầu kiến thức pháp luật sâu rộng, bao quát mọi vấn đề pháp lý. – Yêu cầu kiến thức pháp luật sâu về pháp luật tố tụng.
Yêu cầu về tính cách– Yêu cầu tính cẩn trọng, tỉ mỉ, không được sai sót.– Nhạy bén, nhanh chóng trong công việc.

Các yếu tố cần có để trở thành luật sư tranh tụng giỏi

Để trở thành một luật sư tranh tụng; ngoài những tiêu chuẩn và điều kiện cần có ở một người luật sư; luật sư tranh tụng còn cần có những yếu tố khác để có thể trở thành một luật sư tranh tụng giỏi. Cụ thể:

– Luật sư tranh tụng cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Để trở thành một người luật sư, kỹ năng giao tiếp là yếu tố bắt buộc, cần phải có. Kỹ năng giao tiếp ở đây không chỉ là nói cho khách hàng hiểu; mà còn là hiểu những gì khách hàng nói. Để có được kỹ năng giao tiếp này; một người luật sư cần hiểu biết sâu về thuật ngữ pháp lý và thuật ngữ pháp lý thường được dùng trong đời sống thường ngày.
– Luật sư tranh tụng cần có khả năng tranh luận tại tòa. Xuất phát từ đặc điểm nghề nghiệp của luật sư tranh tụng. Luật sư tranh tụng sẽ làm việc chủ yếu tại Tòa án. Chính vì vậy, kỹ năng tranh luận tại tòa là kỹ năng cần có. Mặc dù đặc điểm của tòa án tại Việt Nam thiên về xét hỏi; nhưng không thể phủ nhận luật sư tranh tụng vẫn còn có kỹ năng tranh luận tại tòa.
– Luật sư tranh tụng phải trình bày rõ ràng, chính xác nội dung quan trọng. Việc tranh tụng trong Tòa án yêu cầu sự chính xác, nhanh nhạy; đôi khi, một người luật sư chỉ có vài giây để hiểu và phản biện lại ý kiến của bên còn lại hoặc của viện kiểm sát. Mọi sai sót về câu chữ đều có thể trở thành điểm yếu để bên còn lại tấn công vào lập luận của bản thân người luật sư tranh tụng. Có thể ví luật sư tranh tụng là người đảm nhiệm cùng lúc cả hai vai trò: vừa thủ vừa công. Vừa phải giữ vững thành trì lập luận mà mình đã xây nên; vừa phải tìm điểm yếu, điểm sơ hở trong lập luận của đối phương để tấn công vào. Chính vì vậy, một luật sư tranh tụng phải đảm bảo trình bày rõ ràng, chính xác những nội dung quan trọng.
– Luật sư tranh tụng cần nghiên cứu hồ sơ và phân tích sâu sắc vấn đề. Một vụ việc khi đã đưa lên tòa án để giải quyết thường sẽ là một vụ việc mang tính phức tạp, nghiêm trọng, mâu thuẫn giữa hai bên đã lên tới đỉnh điểm và không thể giải quyết được. Trách nhiệm của một người luật sư là bảo vệ cho thân chủ của mình. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hồ sơ, phân tích sâu sắc vấn đề cho giúp luật sư hiểu về vụ việc. Từ đó đưa ra phương hướng tranh luận, phản biện cho vụ án.
– Luật sư tranh tụng phải am hiểu sâu rộng về nhiều lĩnh vực. Mặc dù luật sư tranh tụng có thể nhận sự hỗ trợ từ luật sư tư vấn vững chuyên môn trong mỗi lĩnh vực. Và bản thân một người luật sư tranh tụng chỉ cần nắm vững quy định về tố tụng là có thể hành nghề. Tuy nhiên, bản chất công việc của một luật sư tranh tụng là phản biện, bảo vệ những lập luận, quan điểm của mình tại một phiên tòa. Vậy nên, nếu chính luật sư tranh tụng cũng không có kiến thức chuyên môn liên quan đến vụ việc mình đang xử lý; luật sư đó sẽ không thể phản biện tại tòa cũng như thuyết phục được thẩm phán nghe theo lập luận, ý kiến của mình. Chính vì vậy, luật sư tranh tụng phải am hiểu sâu rộng nhiều lĩnh vực.
– Luật sư tranh tụng cần có kỹ năng thuyết phục và đàm phán. Tương tự như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục và đàm phán cũng là kỹ năng cần có ở luật sư. Không chỉ riêng luật sư tranh tụng. Tuy nhiên, với luật sư tư vấn, kỹ năng thuyết phục và đàm phán dừng ở việc đưa ra phương hướng để khách hàng lựa chọn; thì kỹ năng thuyết phục và đàm phán với luật sư tranh tụng nhằm mục đích thuyết phục thẩm phán

Một luật sư có thể vừa là luật sư tư vấn vừa là luật sư tranh tụng được không?

Dịch vụ luật sư bao gồm: tham gia tranh tụng, tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng. Về mặt lý thuyết, một người luật sư có thể thực hiện toàn bộ các dịch vụ trên. Tuy nhiên, yêu cầu về luật sư thực hiện các dịch vụ trên là khác biệt. Vậy nên, trên thực tế, rất ít luật sư có thể thực hiện cả ba dịch vụ tham gia tranh tụng, tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng. Mặc dù các công ty luật có thể cung cấp toàn bộ các dịch vụ trên nhưng trong công ty luật cũng sẽ chia ra các phòng ban chuyên tư vấn, tranh tụng hay đại diện

Was this helpful?

0 / 0