Yêu cầu cơ bản đối với khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp

Khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp cần đảm bảo 02 điều kiện:
– Thời gian đào tạo đảm bảo tối thiểu 08 tiếng.
– Khung chương trình đào tạo đảm bảo nội dung theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 10/2018/TT-BCT.

Nội dung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp

Nội dung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được quy định tại Điều 31 Nghị định 40/2018/NĐ-CP như sau:

Điều 31. Chương trình đào tạo cơ bản
1. Chương trình đào tạo cơ bản là chương trình đào tạo bắt buộc dành cho người tham gia bán hàng đa cấp.
2. Nội dung đào tạo cơ bản bao gồm các nội dung sau:
a) Pháp luật về bán hàng đa cấp;
b) Các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động bán hàng đa cấp;
c) Các nội dung cơ bản của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động và kế hoạch trả thưởng;
d) Cơ chế đánh giá việc hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản phù hợp với nội dung và phương thức đào tạo.
3. Thời lượng đào tạo tối thiểu là 08 giờ.

Khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp theo Thông tư 10/2018/TT-BCT

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP
I. TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP
1.1. Khái niệm, đặc điểm của bán hàng đa cấp
1.2. Thực trạng bán hàng đa cấp ở Việt Nam và trên thế giới
II. PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC ĐA CẤP
2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
2.2. Cơ quan quản lý
2.3. Các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp bán hàng đa cấp (quy định về đăng ký hoạt động, các vấn đề cần tuân thủ trong quá trình hoạt động, các hành vi bị cấm)
2.4. Các vấn đề pháp lý liên quan đến người tham gia bán hàng đa cấp (việc ký hợp đồng, đào tạo cơ bản, cấp thẻ thành viên; các vấn đề cần tuân thủ trong quá trình hoạt động; các hành vi bị cấm)
2.5. Các quy định cơ bản của pháp luật về hàng hóa được kinh doanh theo phương thức đa cấp
2.6. Xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp
III. QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP BÁN HÀNG ĐA CẤP
3.1. Quy tắc ứng xử đối với người tiêu dùng
3.2. Quy tắc ứng xử giữa doanh nghiệp và người tham gia
3.3. Quy tắc ứng xử giữa các doanh nghiệp
IV. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
4.1. Tổng quan pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
4.2. Các quyền của người tiêu dùng;
4.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng (về cung cấp thông tin, chính sách bảo hành, thu hồi sản phẩm …)
4.4. Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
V. PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO
5.1. Tổng quan về quảng cáo
5.1.1. Các khái niệm cơ bản
5.1.2. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
5.2. Các vấn đề về quảng cáo cần lưu ý trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
5.2.1. Hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo
5.2.2. Điều kiện quảng cáo
5.2.3. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong hoạt động quảng cáo
5.2.4. Lưu ý đối với quảng cáo thực phẩm chức năng, mỹ phẩm

Trong đó, khung chương trình đảm bảo đủ 5 chương:
– Tổng quan về bán hàng đa cấp.
– Pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
– Quy tắc đạo đức nghề nghiệp bán hàng đa cấp.
– Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
– Pháp luật về quảng cáo.

Cơ sở đào tạo có thể thêm nội dung khác ngoài khung chương trình ban hành kèm theo Thông tư 10/2018/TT-BCT không?

Cơ sở đào tạo không thể thêm nội dung khác ngoài khung chương trình ban hàng kèm theo Thông tư 10/2018/TT-BCT do theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2018/TT-BCT, yêu cầu đối với Khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp là theo mẫu đã quy định tại Phụ lục I Thông tư 10/2018/TT-BCT.

Làm thế nào để thay đổi khung chương trình đã được công nhận bởi Bộ Công thương?

Việc thay đổi khung chương trình đã được công nhận bởi Bộ Công thương sẽ thực hiện theo thủ tục thay đổi chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp. Cơ sở đào tạo sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho Bộ Công thương về nội dung thay đổi. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của cơ sở đào tạo; Bộ Công thương tiến hành xem xét, thẩm định lại chương trình đào tạo của cơ sơ đào tạo; ra quyết định công nhận hoặc không công nhận nội dung thay đổi.

Was this helpful?

0 / 0