Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 quy định, từ ngày 01/7/2023; mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1.800.000 đồng.
Điều 3. Về thực hiện chính sách tiền lương
1. Chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trong năm 2023. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng; tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ Chính trị.
2. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
3. Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Trong giai đoạn 2023 – 2025, cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán để dành nguồn cải cách tiền lương như quy định tại Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội.
Việc mức lương cơ sở tăng sẽ làm tăng thêm mức hưởng bảo hiểm xã hội do mức hưởng bảo hiểm xã hội được xác định dựa trên mức lương cơ sở. Trong đó, các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bao gồm:
– Ốm đau.
– Thai sản.
– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Hưu trí.
– Tử tuất.
Lợi ích khi tăng mức lương cơ sở lên 1.800.000 đồng
Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về chế độ ốm đau, khi người đóng bảo hiểm xã hội bị ốm, bị tai nạn và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; hoặc con dưới 07 ngày tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ được hưởng chế độ ốm đau.
Sau khi hết thời hạn nghỉ chế độ ốm đau, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục sẽ được hưởng tiếp chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau. Và trong thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau; người lao động sẽ được hưởng mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau bằng 30% mức lương cơ sở. Công thức tính mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau được xác định theo công thức sau:
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau = 30% x 1.800.000= 540.000 (đồng/ngày)
Mức trợ cấp một lần khi sinh còn hoặc nhận nuôi con nuôi tăng
Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Bên cạnh việc được hưởng 06 tháng nghỉ thai sản với mức hưởng bảo hiểm xã hội mỗi tháng bằng 100% bình quân mức lương đóng bảo hiểm xã hội 06 tháng trước khi nghỉ việc; khi lao động nữ sinh con còn được hưởng thêm trợ cấp một lần khi sinh con. Mức trợ cấp này cũng được tính khi nhận con nuôi. Cách xác định mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định theo công thức:
Mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc khi nhận nuôi con nuôi = 2 x 1.800.000 x n = 3.600.000 x n
Trong đó, n là số con mà lao động nữ sinh hoặc nhận nuôi tại tháng đó. Cụ thể
Số con | Mức trợ cấp một lần khi sinh hoặc khi nhận nuôi con nuôi |
1 | 3.600.000 x 1 = 3.600.000 (đồng) |
2 | 3.600.000 x 2 = 7.200.000 (đồng) |
3 | 3.600.000 x 3 = 10.800.000 (đồng) |
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản tăng
Bên cạnh mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc khi nhận con nuôi; lao động nữ còn được hưởng mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản nếu trong trường hợp 30 ngày đầu quay lại làm việc mà sức khỏe vẫn chưa hồi phục. Cụ thể:
Mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản = 30% x 1.800.000 = 540.000 (đồng/ngày)
Tăng mức hưởng trợ cấp suy giảm khả năng lao động
Đối với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức hưởng chế độ được xác định theo % suy giảm khả năng lao động. Trong đó, người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp 01 lần. Suy giảm từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Chế độ trợ cấp một lần
Điều 46. Trợ cấp một lần
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Mức hưởng trợ cấp một lần được xác định theo công thức sau:
Mức trợ cấp một lần = 5 x 1.800.000 + (n – 5) x 0.5 x 1.800.000= 9.000.000 + (n-5) x 900.000 (đồng)
Trong đó, n là tỉ lệ phần trăm suy giảm khả năng lao động. Hay nói cách khác, mức trợ cấp một lần người lao động bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động được hưởng như sau:
Mức suy giảm khả năng lao động | Mức hưởng trợ cấp 01 lần |
5% | 9.000.000 + (5-5) x 900.000 = 9.000.000 (đồng) |
6% | 9.000.000 + (6-5) x 900.000 = 9.900.000 (đồng) |
7% | 9.000.000 + (7-5) x 900.000 = 10.800.000 (đồng) |
8% | 9.000.000 + (8-5) x 900.000 = 11.700.000 (đồng) |
9% | 9.000.000 + (9-5) x 900.000 = 12.600.000 (đồng) |
10% | 9.000.000 + (10-5) x 900.000 = 13.500.000 (đồng) |
11% | 9.000.000 + (11-5) x 900.000 = 14.400.000 (đồng) |
12% | 9.000.000 + (12-5) x 900.000 = 15.300.000 (đồng) |
13% | 9.000.000 + (13-5) x 900.000 = 16.200.000 (đồng) |
14% | 9.000.000 + (14-5) x 900.000 = 17.100.000 (đồng) |
15% | 9.000.000 + (15-5) x 900.000 = 18.000.000 (đồng) |
16% | 9.000.000 + (16-5) x 900.000 = 18.900.000 (đồng) |
17% | 9.000.000 + (17-5) x 900.000 = 19.800.000 (đồng) |
18% | 9.000.000 + (18-5) x 900.000 = 20.700.000 (đồng) |
19% | 9.000.000 + (19-5) x 900.000 = 21.600.000 (đồng) |
20% | 9.000.000 + (20-5) x 900.000 = 22.500.000 (đồng) |
21% | 9.000.000 + (21-5) x 900.000 = 23.400.000 (đồng) |
22% | 9.000.000 + (22-5) x 900.000 = 24.300.000 (đồng) |
23% | 9.000.000 + (23-5) x 900.000 = 25.200.000 (đồng) |
24% | 9.000.000 + (24-5) x 900.000 = 26.100.000 (đồng) |
25% | 9.000.000 + (25-5) x 900.000 = 27.000.000 (đồng) |
26% | 9.000.000 + (26-5) x 900.000 = 27.900.000 (đồng) |
27% | 9.000.000 + (27-5) x 900.000 = 28.800.000 (đồng) |
28% | 9.000.000 + (28-5) x 900.000 = 29.700.000 (đồng) |
29% | 9.000.000 + (29-5) x 900.000 = 30.600.000 (đồng) |
30% | 9.000.000 + (30-5) x 900.000 = 31.500.000 (đồng) |
Chế độ trợ cấp hàng tháng
Điều 47. Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Theo đó, người lao động suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 30% mức lương cơ sở. Cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở. Mức trợ cấp hàng tháng trong trường hợp này được xác định theo công thức:
Mức trợ cấp hàng tháng = 30% x 1.800.000 + (n – 31) x 2% x 1.800.000 = 540.000 + (n – 31) x 36.000. Trong đó, n là tỷ lệ phần trăm mức suy giảm khả năng lao động.
Mức suy giảm khả năng lao động | Mức trợ cấp hàng tháng |
31% | 540.000 + (31 – 31) x 36.000 = 540.000 (đồng/tháng) |
32% | 540.000 + (32 – 31) x 36.000 = 576.000 (đồng/tháng) |
33% | 540.000 + (33 – 31) x 36.000 = 612.000 (đồng/tháng) |
34% | 540.000 + (34 – 31) x 36.000 = 648.000 (đồng/tháng) |
… | … |
Chế độ khác
Bên cạnh chế độ trợ cấp 01 lần và chế độ trợ cấp hàng tháng trên; người lao động bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động còn được hưởng thêm một số chế độ khác như: trợ cấp phục vụ; trợ cấp một lần khi chết do bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật. Cụ thể:
– Trợ cấp phục vụ: khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần. Được hưởng mức trợ cấp hàng tháng bằng mức lương cơ sở tương đương 1.800.000 đồng/tháng.
– Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: bằng 36 lần mức lương cơ sở tương đương 64.800.000 đồng.
– Trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật:
+ Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình: 25% x 1.800.000 = 450.000 (đồng/ngày)
+ Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung: 40% x 1.800.000 = 720.000 (đồng/ngày)
Có thể thấy, việc tăng mức lương cơ sở không chỉ là tiền đề của việc tăng lương đối với cán bộ, công chức, viên chức mà còn tăng thêm lợi ích đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội khi các mức trợ cấp được tăng lên khi tính theo mức 1.800.000 đồng/tháng thay vì 1.490.000 đồng/tháng như trước ngày 01/7/2023.
Mức lương cơ sở thay đổi không ảnh hưởng đến mức hưởng khi mua các loại bảo hiểm tư nhân. Do hợp đồng bảo hiểm xã hội tư nhân sẽ có quy định, chế độ khác. Và nhà nước không bắt buộc bảo hiểm tư nhân phải theo các mức hưởng do Nhà nước quy định. Bên cạnh đó, mức hưởng bảo hiểm tư nhân sẽ dựa theo mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng để xác định. Vậy nên, mức lương cơ sở thay đổi không gây ảnh hưởng đến mức hưởng khi mua các loại bảo hiểm tư nhân khác.
Mức lương hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức được xác định là mức lương cơ sở nhân với hệ số lương. Trong đó, hệ số lương sẽ tăng lên theo quá trình thăng tiến của cán bộ, công chức, viên chức. Vậy nên, mức lương cơ sở tăng kéo theo đó là mức lương hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ tăng.
Was this helpful?
0 / 0