Việc xác định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp ô tô bị đất đá vùi lấp được xác định theo 02 trường hợp: trường hợp ô tô là tài sản của chủ xe, trường hợp ô tô là tài sản đi thuê. Bên cạnh đó, việc mua ô tô còn phát sinh nghĩa vụ bảo hành. Tuy nhiên, Điều 446, Điều 447 và Điều 449 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 446. Nghĩa vụ bảo hành
Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.

Điều 447. Quyền yêu cầu bảo hành
Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

Điều 449. Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành
1. Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.
2. Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

Theo đó, khi ô tô còn trong thời hạn bảo hành, chủ xe ô tô có thể yêu cầu bảo hành khi phát hiện khuyết tật về kỹ thuật và có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật đó gây ra. Tuy nhiên, trường hợp ô tô bị đất đá vùi lấp xảy ra do thiên tai không thuộc trường hợp khuyết tật về kỹ thuật. Vậy nên, bên bán không có nghĩa vụ bảo hành và bồi thường trong trường hợp này.

Trường hợp ô tô thuộc sở hữu của chủ xe

Trường hợp ô tô không có bảo hiểm thân vỏ

Căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015, ta thấy:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, để có thể yêu cầu bồi thường thiêt hại, phải xác định được người gây thiệt hại. Tuy nhiên, xe bị vùi lấp là do thiên tai. Chính vì vậy, trường hợp này chủ xe không được bồi thường.

Trường hợp ô tô có bảo hiểm thân vỏ

Bảo hiểm thân vỏ là loại bảo hiểm cho các tổn thất, thiệt hại do những tác động từ bên ngoài mang tính chất không lường trước như thiên tai, tai nạn bất ngờ, lật, đổ, chìm, rơi toàn bộ xe, các trường hợp cháy nổ hoặc mất cắp bộ phận hay toàn bộ xe. Như vậy trường hợp ô tô có mua bảo hiểm thân vỏ, chủ xe sẽ được bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trường hợp ô tô là tài sản đi thuê

Trong trường hợp ô tô là tài sản đi thuê, căn cứ theo quy định tại Điều 479 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Điều 479. Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê
1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.
2. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.

Như vậy, trường hợp xe ô ô là tài sản thuê, chủ sở hữu xe ô tô sẽ được bồi thường từ người thuê xe ô tô từ chủ sở hữu.

Was this helpful?

0 / 0