Giải thích từ ngữ:

Theo Luật dân sự 2015:

Điều 309. Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Điều 346. Cầm giữ tài sản

Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Phân biệt:

Tiêu chí phân biệtThế chấp tài sảnCầm cố tài sảnCầm giữ tài sản
Ý chí các bênLà biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dựa trên sự thoả thuận giữa các bênLà biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dựa trên sự thoả thuận giữa các bênLà biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ KHÔNG dựa trên sự thoả thuận giữa các bên
Thời điểm phát sinh hiệu lựcHợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng kýHợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.Phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ. Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.
Về bản chấtKhông có sự chuyển giao tài sảnCó sự chuyển giao tài sảnCó sự chuyển giao tài sản
Đối tượngBất động sản, động sản, quyền tài sản thuộc sở hữu của bên thế chấpThường là động sản, giấy tờ có giá trị thuộc sở hữu của bên cầm cốTài sản thuộc sở hữu hoặc không thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ.
Quyền lợi của bên có quyền chiếm giữ tài sảnĐược xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, yêu cầu bên thế chấp giao lại tài sản khi bên thế chấp không thực hiện đúng nghĩa vụ. Xử lý tài sản theo luật định hoặc do thỏa thuận giữa các bênBên nhận cầm cố không được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý. Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị bên có nghĩa vụ phải thực hiện

Was this helpful?

0 / 0