Tôi mới đăng ký làm tài xế công nghệ giao hàng, phải lái xe di chuyển rất nhiều địa điểm và nghe gọi điện thoại liên tục.
Để thuận tiện, tôi gắn giá đỡ điện thoại trước xe và sử dụng tai nghe để nắm hướng dẫn chỉ đường qua ứng dụng bản đồ, nhận các cuộc gọi. Xin hỏi, gắn giá đỡ và dùng tai nghe như vậy có vi phạm pháp luật?

Có được sử dụng tai nghe khi đang lái xe không?

Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Theo đó, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau:
– Đi xe dàn hàng ngang.
– Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ, phần đường dành cho phương tiện khác.
– Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh trừ thiết bị trợ thính.
– Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, mang, vác và chở vậy cồng kềnh.
– Buông cả hai tay khi đi xe, bốc đầu.
– Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Trong đó, tai nghe được định nghĩa là thiết bị âm thanh do thiết bị âm thanh chỉ vật sử dụng để truyền tín hiệu âm thanh đến tai người. Như vậy, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng điện thoại di động và tai nghe khi tham gia giao thông.

Mức phạt khi sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông

Mức phạt khi sử dụng điện thoại
Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô2.000.000-3.000.000
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả các loại xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy800.000 – 1.000.000
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả các loại xe đạp điện), xe thô sơ khác80.000 – 100.000

Mức phạt khi sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông

Mức phạt khi sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông được áp dụng với xe máy với mức phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Như vậy, việc sử dụng điện thoại và đeo tai nghe khi đang tham gia giao thông, kể cả chỉ gắn điện thoại lên xe để sử dụng bản đồ và đeo tai nghe để nhận cuộc gọi cũng là hành vi vi phạm pháp luật giao thông. Do việc gắn điện thoại lên xe và điện thoại đang được bật đã đủ để chứng minh người tham gia giao thông đang sử dụng điện thoại, không như trường hợp xe ô tô được quy định rõ là dùng tay sử dụng điện thoại, người điều khiển phương tiện tham giao giao thông là xe máy chỉ cần sử dụng điện thoại là đã vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, việc đeo tai nghe để nghe các cuộc gọi đến khi đang điều khiển phương tiện giao thông cũng là hành vi vi phạm pháp luật do việc sử dụng thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông là sai.

Was this helpful?

0 / 0