Do đối tượng khám chữa bệnh tại Việt Nam được xác định là người Việt Nam nên người thực hiện khám chữa bệnh tại Việt Nam phải biết và sử dụng được tiếng Việt hoặc có người phiên dịch biết và sử dụng thành thạo tiếng Việt.

Tiêu chí công nhận người hành nghề biết tiếng Việt thành thạo, sử dụng tiếng Việt thành thạo

Tiêu chi công nhận người hành nghề biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng tiếng Việt thành thạo được quy định tại Điều 17 Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Cụ thể:
– Được cơ sở giáo dục đủ điều kiện kiểm tra và công nhận người khám bệnh đủ trình độ sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà người đó đăng ký sử dụng khi hành nghề khám chữa bệnh.
– Trường hợp được công nhận và không cần qua kiểm tra khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh.
+ Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo tối thiểu từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh.
+ Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành tiếng Việt hoặc ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.

Tiêu chí công nhận người đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh

Trường hợp người trực tiếp khám chữa bệnh không đủ trình độ biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng tiếng Việt thành thạo thì có thể sử dụng người phiên dịch. Người phiên dịch theo đó cũng phải được công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng tiếng Việt thành thạo. Cụ thể được quy định tại Điều 18 Nghị định 109/2016/NĐ-CP như sau:
– Được cơ sở giáo dục đủ điều kiện kiểm tra và công nhận người khám bệnh đủ trình độ sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà người đó đăng ký sử dụng khi hành nghề khám chữa bệnh.
– Trường hợp được công nhận và không cần qua kiểm tra khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch.
+ Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo tối thiểu từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch.
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên hoặc lương y và bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch.

Lưu ý: Người phiên dịch chỉ được làm việc cho một người hành nghề khám chữa bệnh tại một thời điểm.

Hồ sơ đề nghị kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh

Hồ sơ đề nghị kiểm tra, công nhận

Hồ sơ đề nghị kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Cụ thể:
– Đơn đề nghị theo mẫu tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
– Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng.
– Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng.

Hồ sơ đề nghị công nhận

Hồ sơ đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh được quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Cụ thể:
– Đơn đề nghị công nhận biết thành thạo tiếng Việt hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
– Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng.
– Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng.
– Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ: bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y; chứng chỉ đã hoàn thành các khóa huấn luyện đào tạo chuyên khoa.

Thủ tục đề nghị kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh

Do việc công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh được phân thành 02 trường hợp: trường hợp phải tiến hành kiểm tra và trường hợp có thể công nhận mà không qua kiểm tra. Vậy nên, thủ tục kiểm tra, công nhận có thể được chia thành 02 trường hợp tương tự.

Thủ tục kiểm tra và công nhận

– Bước 1: Người đề nghị nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ sở giáo dục đủ điều kiện kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh.
– Bước 2: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục phải kiểm tra và cấp giấy chứng nhận. Kết quả kiểm tra phải được niêm yết công khai.

Thủ tục công nhận

– Bước 1: Người đề nghị gửi 01 bộ hồ sơ tới cơ sở giáo dục đủ điều kiện kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh.
– Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục phải cấp giấy chứng nhận đối với các trường hợp đủ điều kiện. Trường hợp không được cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Phí kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh

Phí kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh không được quy định bởi Bộ Tài chính do cơ sở giáo dục đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm tra và công nhận thực hiện. Vậy nên, mức phí này cũng sẽ do cơ sở giáo dục tự quyết định. Tham khảo mức phí kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh tại trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh như sau:
– Phí kiểm tra và công nhận: 5.000.000 đồng/1 thí sinh/1 kỳ thi.
– Phí công nhận: 3.000.000 đồng/người.

Người phiên dịch có thể làm việc cho nhiều cơ sở khám chữa bệnh hoặc cho nhiều người trong cùng một cơ sở khám chữa bệnh không?

Khoản 3 Điều 18 Nghị định 109/2016/NĐ-CP đã quy định rõ ràng về vấn đề này. Theo đó, một người phiên dịch chỉ được làm phiên dịch cho một người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cùng một thời điểm mà người hành nghề đó đang khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh. Có nghĩa là người phiên dịch có thể làm việc cho nhiều người nhưng tại một thời điểm, khi người hành nghề khám bệnh chữa bệnh đang khám chữa bệnh, người phiên dịch chỉ được phiên dịch cho người này; không được chạy qua lại phiên dịch cho nhiều khác một lúc.

Người phiên dịch trong khám chữa bệnh có thể làm người phiên dịch trước khi thi lấy chứng nhận không?

Người phiên dịch buộc phải thi lấy chứng chỉ trước khi làm người phiên dịch do trong hồ sơ đăng ký sử dụng người phiên dịch yêu cầu phải có chứng chỉ, chứng nhận công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng tiếng Việt thành thạo kèm theo hợp đồng lao động với người phiên dịch.

Was this helpful?

0 / 0