Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là gì?

Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là giấy phép được cấp cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Có thể hiểu, Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được cấp để công nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Lưu ý: cần xin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nguy hiểm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 42/2020/NĐ-CP.

Yêu cầu khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được thực hiện bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và đường thủy nội địa. Trong cả 02 trường hợp này; việc vận chuyển đều có những yêu cầu riêng theo quy định tại Nghị định 42/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

Yêu cầu khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển

– Người điều khiển phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn.
– Thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn về hàng hóa nguy hiểm.

Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển

– Đủ điều kiện tham gia giao thông; thiết bị chuyên dùng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia.
– Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Lưu ý: vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau của phương tiện.
– Sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm; nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.

Yêu cầu khi xếp dỡ hàng hóa, lưu kho bãi

– Tổ chức, cá nhân thực hiện và liên quan đến việc thực hiện xếp dỡ tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hoá nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.
– Việc xếp, dỡ hàng hóa do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.
– Trường hợp không quy định phải có người áp tải; người vận tải thực hiện xếp dỡ theo đúng quy định.
– Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác theo đúng quy trình quy định.

Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi đi qua công trình hầm, phà

– Không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100m trở lên.
– Không được vận chuyển đồng thời người cùng phương tiện đang thực hiện vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác trên cùng một chuyến phà.

Yêu cầu khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường thủy nội địa

Yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển

– Thuyền viên phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt về vận tải hàng hoá nguy hiểm.
– Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và tại cảng, bến thủy nội địa phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm.

Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển

– Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
– Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Lưu ý: Vị trí dán biểu trưng ở hai bên của phương tiện.
– Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.

Yêu cầu khi xếp dỡ hàng hóa, lưu kho bãi

– Người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm theo quy định.
– Việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát; thuyền trưởng quyết định sơ đồ xếp hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và việc chèn lót, chằng buộc phù hợp tính chất của từng loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một khoang hoặc một hầm hàng của phương tiện.
– Trường hợp vận chuyển hàng hoá nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.
– Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực cầu cảng, bến, kho riêng biệt.
– Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác theo đúng quy trình quy định.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định tại Điều 17 Nghị định 42/2020/NĐ-CP. Trong đó, hồ sơ đề nghị cấp được chia làm 03 loại ứng với 03 đối tượng: hàng hóa nguy hiểm loại 5, 8; hàng hóa nguy hiểm loại 1,2,3,4,9; hàng hóa là hóa chất bảo vệ thực vật.

Điều 17. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 8 bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hoá (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá bằng xe ô tô) hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa);
c) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
d) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Đối với vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
đ) Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển, hàng hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển, biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng hoá nguy hiểm;
e) Bản sao hoặc bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, thùng chứa hàng nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa và các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hoá (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa);
c) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
d) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Đối với vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
đ) Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hàng hoá nguy hiểm;biện pháp ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố cháy, nổ; Bản sao hoặc bản chính Phương án ứng phó sự cố tràn dầu (áp dụng đối với trường hợp vận tải xăng dầu trên đường thủy nội địa);
e) Bản sao hoặc bản chính hợp đồng mua bán, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản cho phép thử nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển đi thử nổ công nghiệp) hoặc quyết định hủy vật liệu nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển đi hủy) của cơ quan có thẩm quyền;
g) Bản sao hoặc bản chính biên bản kiểm tra của Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền về điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp của người áp tải, người điều khiển phương tiện và phương tiện vận chuyển (kèm theo bản chính để đối chiếu);
h) Bản sao hoặc bản chính giấy đăng ký khối lượng, chủng loại và thời gian tiếp nhận của cơ quan trực tiếp quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp được vận chuyển đến hoặc văn bản cho phép về địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
i) Bản sao giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp;
k) Bản sao hoặc bản chính văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất khẩu hoặc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ Việt Nam ra nước ngoài (trường hợp vận chuyển ra nước ngoài).
3. Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hoá (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa);
c) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
d) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Đối với vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
đ) Bản sao hoặc bản chính một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật;
e) Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.
4. Hồ sơ cấp lại Giấy phép khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép hoặc Giấy phép bị mất, bị hỏng, bị thu hồi hoặc bị tước bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;
b) Hồ sơ chứng minh sự thay đổi về thông tin (trong trường hợp có sự thay đổi liên quan đến nội dung) hoặc giấy tờ, tài liệu chứng minh việc khắc phục vi phạm (trong trường hợp bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng Giấy phép).

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, 8

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5,8 quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 42/2020/NĐ-CP bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu tại Nghị định 42/2020/NĐ-CP.
– Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đường thủy.
– Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực (áp dụng trong trường hợp vận tải theo chuyến).
– Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm gửi kèm bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng trong trường hợp vận tải theo chuyến).
– Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển, hàng hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển.
– Bản sao hoặc bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, thùng chứa hàng nguy hiểm đối với hàng hóa phải đóng gói theo quy định.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1,2,3,4,9

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1, 2, 3, 4, 9 quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 42/2020/NĐ-CP bao gồm:
– Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu tại Nghị định 42/2020/NĐ-CP.
– Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đường thủy.
– Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực.
– Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm kèm bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt.
– Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển.
– Bản sao hoặc bản chính hợp đồng mua bán, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản cho phép thử nổ công nghiệp hoặc quyết định hủy vật liệu nổ công nghiệp.
– Bản sao hoặc bản chính biên bản kiểm tra của Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền về điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp của người áp tải, người điều khiển phương tiện và phương tiện vận chuyển.
– Bản sao hoặc bản chính giấy đăng ký khối lượng, chủng loại và thời gian tiếp nhận của cơ quan trực tiếp quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp được vận chuyển đến hoặc văn bản cho phép về địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp.
– Bản sao giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp.
– Bản sao hoặc bản chính văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất khẩu hoặc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ Việt Nam ra nước ngoài trường hợp vận chuyển ra nước ngoài.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa là hóa chất bảo vệ thực vật

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa là hóa chất bảo vệ thực vật quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 42/2020/NĐ-CP bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu tại Nghị định 42/2020/NĐ-CP.
– Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đường thủy.
– Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực.
– Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm kèm theo chứng chỉ chuyên môn đặc biệt.
– Bản sao hoặc bản chính một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật.
– Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển.

Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định tại Điều 16 Nghị định 42/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 16. Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này (trừ hóa chất bảo vệ thực vật).
2. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật.
4. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.
5. Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
6. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này:
a) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
b) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;
c) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;
d) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;
đ) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm.

Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Điều 18. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
a) Người vận tải hàng hoá nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 17 của Nghị định này đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả
lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
Riêng đối với thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 7 thực hiện theo quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép hoặc Giấy phép bị mất, bị hỏng.
a) Người vận tải vận chuyển hàng hoá nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Nghị định này đến cơ quan cấp Giấy phép. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến người vận tải trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
3. Thủ tục cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trong trường hợp bị thu hồi, bị tước thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, kèm theo tài liệu chứng minh việc đã khắc phục xong vi phạm là nguyên nhân dẫn đến bị thu hồi, bị tước.
4. Trong quá trình hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, nếu có sự thay đổi phương tiện và người điều khiển phương tiện so với danh sách trong hồ sơ đã được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải thông báo danh sách kèm theo hồ sơ các phương tiện và người điều khiển phương tiện thay thế đến cơ quan cấp giấy phép trước khi thực hiện vận chuyển.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận thông báo kèm hồ sơ của đơn vị vận chuyển hàng hóa hàng hóa nguy hiểm, cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và có văn bản thông báo danh sách phương tiện và người điều khiển phương tiện thay thế. Trường hợp không đồng ý thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
5. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác theo quy định.

– Bước 1: Người vận tải hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bằng các hình thức:
+ Nộp trực tiếp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: chuyên viên tại cơ quan Nhà nước trực tiếp xem xét và trả lời nếu hồ sơ chưa đúng, chưa hợp lệ.
+ Gửi qua đường bưu điện và nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến: trong vòng 01 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ; cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
– Bước 2: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét; thẩm định hồ sơ; cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trường hợp không được cấp sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 42/2020/NĐ-CP; thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm cấp theo từng chuyến hàng hoặc từng thời kỳ theo đề nghị của đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nhưng không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.

Có trường hợp nào doanh nghiệp có thể vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mà không cần xin Giấy phép không?

Doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không cần xin giấy phép khi thuộc các trường hợp sau:
– Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam.
– Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam.
– Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít.
– Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam.
– Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm.

Was this helpful?

0 / 0