Đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp là gì?
Đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp bao gồm nội dung đào tạo và chương trình đào tạo. Trong đó, nội dung đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp bao gồm đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, pháp luật về quảng cáo, pháp luật về quyền lợi của người tiêu dùng; chuẩn mực đạo đức trong hoạt động bán hàng đa cấp.
Bên cạnh đó, chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp phải được Bộ Công thương công nhân.
Cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
Cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp là cơ sở cung cấp chương trình và thực hiện đào tạo kiến thức liên quan đến pháp luật về bán hàng đa cấp. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp cũng có thể thực hiện hoạt động đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp do:
Thứ nhất, doanh nghiệp có thể đăng ký tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp. Hay nói cách khác, doanh nghiệp bán hàng đa cấp được tổ chức đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
Thứ hai, pháp luật về bán hàng đa cấp không quy định về việc phải có một cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp riêng. Bên cạnh đó, việc bán hàng đa cấp trải rộng trên mọi mặt hàng trừ hàng hóa là thuốc, trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm; sản phẩm nội dung thông tin số. Như vậy, mỗi loại hàng hóa sẽ có kiến thức pháp luật chuyên ngành riêng về loại hàng hóa đó. Doanh nghiệp khi thực hiện kinh doanh một mặt hàng nào sẽ có sự hiểu về loại mặt hàng đó của công ty mình hơn.
Vậy nên, doanh nghiệp bán hàng đa cấp cũng có thể tổ chức đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
Trách nhiệm của cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
Cơ sở bán hàng đa cấp có những trách nhiệm sau:
– Tổ chức giảng dạy, đào tạo theo đúng nội dung, chương trình đã được Bộ Công thương công nhận.
– Sau khi kết thúc khóa đào tạo, cơ sở đào tạo phải báo cáo Bộ Công Thương bằng văn bản về kết quả đào tạo tại cơ sở.
– Cơ sở đào tạo phải lưu giữ lại thông tin người học, giảng viên tham gia đào tạo.
– Cơ sở đào tạo cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
– Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp do Bộ Công thương tổ chức sau khi người tham gia bán hàng đa cấp được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
Hồ sơ công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được quy định tại Điều 36 Nghị định 40/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 24, 25 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP như sau:
Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
1. Hồ sơ đề nghị công nhận bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận theo Mẫu số 13a ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao quyết định thành lập cơ sở có chức năng đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
c) Chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp;
d) Danh sách bao gồm ít nhất 02 giảng viên có trình độ từ đại học trở lên.
2. Trình tự, thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận, Bộ Công Thương xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu cơ sở đào tạo bổ sung hồ sơ;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận hợp lệ, Bộ Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ và ban hành quyết định công nhận.
3. Quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có thời hạn hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký.
3a. Trường hợp có thay đổi thông tin trong hồ sơ đề nghị công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp đã được công nhận, cơ sở đào tạo phải thông báo cho Bộ Công Thương bằng văn bản.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận, Bộ Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ và ban hành thông báo công nhận nội dung thông tin thay đổi. Trường hợp thông tin thay đổi có nội dung trái pháp luật hoặc không phù hợp với quy định của Nghị định này, Bộ Công Thương thông báo không công nhận nội dung thay đổi.
4. Bộ Công Thương quy định khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
Như vậy, hồ sơ công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp bao gồm:
– Đơn đề nghị công nhận theo mẫu tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
– Bản sao quyết định thành lập cơ sở có chức năng đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
– Danh sách bao gồm ít nhất 02 giảng viên có trình độ từ đại học trở lên.
Trình tự, thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
– Bước 1: Cơ sở đào tạo nộp 01 bộ hồ sơ như trên tới Bộ Công thương.
– Bước 2: Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công thương xem xét hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Công thương có văn bản yêu cầu cơ sở đào tạo bổ sung hồ sơ.
– Bước 3: Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Bộ Công thương xem xét, thẩm định hồ sơ và ban hành quyết định công nhận.
Hiệu lực quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
Quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký.
Phí công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
Do trong thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có quy trình thẩm định chương trình đào tạo kiến thức. Vậy nên theo đúng quy định sẽ phát sinh phí thẩm định. Tuy nhiên, hiện tại chưa có thông tư quy định về phí thẩm định chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp. Bên cạnh đó, thông tin cổng thông tin dịch vụ công hiện mức phí thẩm định chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp là: “Không có thông tin”.
Như vậy, hiện chưa có thông tin về phí thẩm định chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
Sau khi chương trình được công nhận, cơ sở đào tạo có thể thực hiện thay đổi thông tin về chương trình đào tạo bằng cách gửi thông báo bằng văn bản đến Bộ Công thương. Bộ Công thương sẽ tiến hành xem xét, thẩm định hồ sơ trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của cơ sở đào tạo. Sau đó sẽ ra quyết định công nhận hay không công nhận nội dung thông tin thay đổi.
Chương trình có sự thay đổi, Bộ Công thương sẽ thực hiện kiểm định lại.
Was this helpful?
0 / 0