Kiểm tra về phòng cháy chữa cháy là gì?
Kiểm tra về phòng cháy chữa cháy có thể hiểu là việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất đối với những đối tượng cần đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. Việc kiểm tra có thể tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.
Tại sao cần kiểm tra về phòng cháy chữa cháy?
Mỗi dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trước khi đưa vào hoạt động đều phải trải qua quá trình thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy và nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi sử dụng lâu sẽ xảy ra tình trạng xuống cấp; hiệu quả phòng cháy chữa cháy sẽ không còn được như ban đầu. Bên cạnh đó; để phòng tránh tình trạng yêu cầu về phòng cháy chữa cháy chỉ được bổ sung đầy đủ vào ngày nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy. Vậy nên; việc kiểm tra về phòng cháy chữa cháy định kỳ, thường xuyên và đột xuất nhằm đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy luôn đạt yêu cầu; sẵn sàng ứng phó với những trường hợp không may xảy ra.
Đối tượng kiểm tra về phòng cháy chữa cháy
Đối tượng cần kiểm tra về phòng cháy chữa cháy được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP bao gồm:
– Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
– Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
– Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự.
– Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Trong bài viết này sẽ đề cập đến thủ tục kiểm tra về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy; khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định. Do cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy có quy định riêng và sẽ được đề cập đến trong bài viết “Thủ tục kiểm tra về phòng cháy chữa cháy với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy”.
Nội dung kiểm tra về phòng cháy chữa cháy
Nội dung kiểm tra về phòng cháy chữa cháy cơ bản sẽ là kiểm tra về điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy. Tùy theo từng đối tượng mà yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy sẽ khác nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đều yêu cầu:
– Có nội quy, biển báo.
– Có phương án phòng cháy và chữa cháy.
– Có trang thiết bị giúp khắc phục, xử lý kịp thời khi xảy ra cháy.
Thủ tục kiểm tra về phòng cháy chữa cháy
Thủ tục kiểm tra về phòng cháy chữa cháy quy định về thời hạn báo trước trước khi kiểm tra về phòng cháy chữa cháy. Việc báo trước chỉ áp dụng với trường hợp kiểm tra thường xuyên. Trường hợp kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất không cần báo trước.
Thủ tục kiểm tra thường xuyên về phòng cháy, chữa cháy như sau:
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian; nội dung và thành phần đoàn kiểm tra.
Thủ tục kiểm tra đột xuất về phòng cháy, chữa cháy như sau:
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý.
Việc kiểm tra định kỳ có thể hiểu là kiểm tra theo một chu kỳ xác định. Ví dụ như kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần; cứ sau 06 tháng; chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sẽ xác định được thời gian kiểm tra định kỳ. Vậy nên, việc kiểm tra định kỳ không cần báo trước và không cần thông báo rõ lý do kiểm tra.
Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra.
Was this helpful?
0 / 0