Hợp đồng lao động là gì?
Hợp đồng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. Như vậy, mọi tên gọi khác như hợp đồng hợp tác; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng cộng tác; … một khi có quy định về việc làm có trả lương, trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đều được coi là hợp đồng lao động.
Tại sao phải tiếp tục hợp đồng lao động với người lao động không thể ký hợp đồng lao động?
Những trường hợp người lao động không thể tiếp tục ký hợp đồng lao động với người lao động rất nhiều. Tuy nhiên, bài viết này hướng tới những trường hợp không thể tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động do bệnh tật. Mà việc không tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động có thể khiến người lao động không được hưởng chế độ ốm đau, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bởi nghĩa vụ của người sử dụng lao động với người lao động sẽ chấm dứt khi hợp đồng lao động kết thúc.
Việc mất đi nguồn thu nhập trong quá trình điều trị bệnh sẽ khiến nhiều người lao động không thể an tâm chữa bệnh. Chính vì vậy, là một người sử dụng lao động có tâm; chủ doanh nghiệp, công ty sẽ bảo vệ quyền lợi của người lao động trong thời gian điều trị bệnh bằng cách tiếp tục gia hạn hợp đồng lao động.
Nhưng trường hợp hợp đồng lao động sắp hết hạn; người lao động lại không thể ký tên vào hợp đồng lao động để tiếp tục gia hạn. Vậy, trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải làm như thế nào?
Phương hướng giải quyết trong trường hợp người lao động không thể ký hợp đồng lao động
Khoản 1 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động khi hết hạn hợp đồng lao động. Tuy nhiên, Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:
Điều 20. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
Như vậy, hợp đồng lao động được chia thành hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trong đó, đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; người lao động và người sử dụng lao động sẽ có thời hạn 30 ngày để giao kết hợp đồng lao động mới. Sau khi hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn; hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết sẽ trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Chính vì vậy, trong trường hợp này; người sử dụng lao động chỉ cần để qua thời hạn 30 ngày; hợp đồng lao động xác định thời hạn cũ sẽ chuyển thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Như vậy, quyền lợi của người lao động vẫn được bảo vệ.
Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019 đưa ra các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.”
Như vậy, bên cạnh việc chấm dứt hợp đồng do hết thời hạn hợp đồng; các bên vẫn còn nhiều lý do khác để chấm dứt hợp đồng lao động như thỏa thuận chấm dứt; đơn phương chấm dứt. Hay nói cách khác, sau khi ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hai bên có thể chấm dứt hợp đồng lao động.
Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tiền lương thử việc không dưới 85% mức lương của công việc đó.
Was this helpful?
0 / 0