Phim ảnh đã và đang là món ăn tinh thần đối với nhiều người trên thế giới. Đúng với mục đích và tinh thần của nó, phim ảnh được tạo ra với nhiều thể loại, thỏa mãn mọi nhu cầu của con người. Từ tình cảm, lãng mạn đến phiêu lưu, mạo hiểm và kinh dị, giật gân. Tuy nhiên, không phải mọi bộ phim đều phù hợp với tất cả mọi người; việc phân loại phim nhằm hạn chế trẻ em dưới một độ tuổi nhất định tiếp xúc với những nội dung được cho là độc hại; gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của trẻ.

Phân loại phim là gì?

Phân loại phim thường được hiểu là dán nhãn phim. Trên thực tế, mọi người đã quen thuộc với câu nói những bộ phim bị dán nhãn R. Việc dán nhãn đó chính là hoạt động phân loại phim. Còn theo quy định của pháp luật, phân loại phim là việc thẩm định nội dung phim, xếp loại phim để phổ biến phù hợp với độ tuổi người xem hoặc không được phép phổ biến.

Các mức phân loại phim

Mức phân loại phim được quy định tại Điều 2 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL như sau:

Điều 2. Mức phân loại phim
Mức phân loại phim theo tiêu chí phân loại quy định tại Điều 3 Thông tư này được xếp từ thấp đến cao như sau:
1. Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi;
2. Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ;
3. Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên;
4. Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên;
5. Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên;
6. Loại C: Phim không được phép phổ biến.

Như vậy, các bộ phim tại Việt Nam từ ngày 20/5/2023 sẽ được dán 6 loại nhãn biểu thị người xem phù hợp như sau:

Loại phimĐối tượng người xem
PMọi độ tuổi.
KNgười xem dưới 13 tuổi có cha mẹ hoặc người giám hộ đi cùng.
T13Người xem từ đủ 13 tuổi trở lên.
T16Người xem từ đủ 16 tuổi trở lên.
T18Người xem từ đủ 18 tuổi trở lên.
CKhông được phép phổ biến.

Tiêu chí phân loại phim

Việc phân loại phim sẽ dựa theo các tiêu chí như:
– Tiêu chí về chủ đề, nội dung.
– Tiêu chí về bạo lực.
– Tiêu chí về khỏa thân, tình dục.
– Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện.
– Tiêu chí về kinh dị.
– Tiêu chí về ngôn ngữ thô tục.
– Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.

Việc phân loại phim bên cạnh đưa ra phân loại phim sẽ đưa ra cảnh báo về phim với 07 cảnh báo chính tại Việt Nam bao gồm: Chủ đề, nội dung; Bạo lực; Khỏa thân, tình dục; Ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện; Kinh dị; Ngôn ngữ thô tục; Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.

Như vậy, tiêu chí phân loại phim được xác định dựa trên bảng sau:

STTMức phân loại phimTiêu chí phân loại
1P
Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi
a) Chủ đề, nội dung
Nội dung phim mang tính giáo dục, giải trí, khuyến khích những giá trị đạo đức và quan hệ xã hội tích cực.
b) Bạo lực
– Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh uy hiếp, đe dọa, đánh đập người khác, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim và được miêu tả ở mức độ nhẹ, không khai thác sâu, mức độ tác động đến người xem ít;
– Không được miêu tả bạo lực tình dục.
c) Khỏa thân, tình dục
– Không có hình ảnh khỏa thân, không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả hoạt động tình dục;
– Đối với phim có nội dung, chủ đề đặc biệt như lịch sử, hoặc tài liệu về chiến tranh, diệt chủng, trong các phim khoa giáo, phim liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe, cách sống của thổ dân, dân tộc thiểu số hoặc phong tục tập quán của quốc gia, vùng lãnh thổ giới thiệu trong phim có thể có hình ảnh khỏa thân nửa người từ phía sau, nhưng miêu tả ở mức độ nhẹ, không diễn ra thường xuyên và không có thời lượng kéo dài.
d) Ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện
Không có các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện.
đ) Kinh dị
Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị.
e) Ngôn ngữ thô tục
Không sử dụng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục.
g) Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước
Không có những hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ khuyến khích hoặc kích thích hành vi bắt chước các hành động trong phim của trẻ em nhu sử dụng ma túy, tự sát, bạo lực học đường, sử dụng vũ khí, hành động vi phạm pháp luật khác.
2K
Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ
a) Chủ đề, nội dung
– Như mức phân loại P;
– Những nội dung cần có cha mẹ và người giám hộ hướng dẫn được miêu tả ở mức độ nhẹ, mức độ tác động đến người xem ít và phải phù hợp với bối cảnh.
b) Bạo lực
– Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành vi bạo lực được miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không xuất hiện thường xuyên, tác động đến người xem ở mức độ nhẹ và phải phù hợp với chủ đề, nội dung phim;
– Không được miêu tả bạo lực tình dục.
c) Khỏa thân, tình dục
– Có thể có hình ảnh khỏa thân nửa người từ phía sau, nhưng không miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài và không liên quan đến tình dục;
– Đối với phim có nội dung, chủ đề đặc biệt như lịch sử, hoặc tài liệu về chiến tranh, diệt chủng, trong các phim khoa giáo, phim liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe, cách sống của thổ dân, dân tộc thiểu số hoặc là phong tục tập quán của quốc gia, vùng lãnh thổ giới thiệu trong phim có thể có hình ảnh khỏa thân từ phía sau, nhưng miêu tả ở mức độ nhẹ, không diễn ra thường xuyên và không có thời lượng kéo dài;
– Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hoạt động tình dục.
d) Ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện
Có thể có các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện nhưng nhằm mục đích lên án, phản đối những hành vi đó hoặc có mục đích, thông điệp giáo dục rõ ràng; được miêu tả ngụ ý kín đáo và phải phù hợp với nội dung phim;
đ) Kinh dị
Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị được miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không có thời lượng kéo dài và không diễn ra thường xuyên, ít có tác động và không tạo cảm giác đe dọa đến người xem. Kết quả phải mang tính trấn an và giải toả.
e) Ngôn ngữ thô tục
Có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục nhưng được miêu tả ở mức độ nhẹ, không diễn ra thường xuyên và phải phù hợp với chủ đề, nội dung phim, như sử dụng tiếng lóng, cách xử lý mang tính hài hước.
g) Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước
Không có những hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ khuyến khích và kích thích bắt chước các hành động trong phim như sử dụng ma túy, tự sát, bạo lực học đường, sử dụng vũ khí, hành động vi phạm pháp luật khác trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim và có thông điệp giáo dục rõ ràng; được miêu tả ngụ ý kín đáo và không khai thác sâu.
3T13 (13+)
Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên
a) Chủ đề, nội dung
– Nội dung phim không phản ánh những vấn đề khiến nhận thức, cảm xúc của người xem ở lứa tuổi từ đủ 13 bị lệch lạc, tâm lý bị xáo trộn hoặc rơi vào tình trạng lo sợ, bi quan, buồn chán, tác động tiêu cực đến việc hình thành và phát triển tính cách của người xem trong độ tuổi đang lớn;
– Đối với thể loại phim hành động, kinh dị hoặc có chủ đề lạm dụng trẻ em, cần miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không diễn ra thường xuyên và không khai thác sâu.
b) Bạo lực
– Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành vi bạo lực được miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không diễn ra thường xuyên, tác động đến người xem ở mức độ nhẹ và phải phù hợp với chủ đề, nội dung phim;
– Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả chi tiết về vết thương gây đau đớn, thương tích hoặc cảnh giết người;
– Không được miêu tả bạo lực tình dục.
c) Khỏa thân, tình dục
– Có thể có các hình ảnh khỏa thân nửa người từ phía sau, được miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không có thời lượng kéo dài, không diễn ra thường xuyên và không liên quan đến hoạt động tình dục;
– Đối với phim có nội dung, chủ đề đặc biệt như lịch sử, hoặc tài liệu về chiến tranh, diệt chủng, trong các phim khoa giáo, phim liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe, cách sống của thổ dân, dân tộc thiểu số hoặc phong tục tập quán của quốc gia, vùng lãnh thổ giới thiệu trong phim: có thể có hình ảnh khỏa thân trực diện hoặc toàn bộ cơ thể người nhưng được miêu tả ở mức độ nhẹ, không diễn ra thường xuyên và không có thời lượng kéo dài;
– Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả hoạt động tình dục.
d) Ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện
Có thể có các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện nhưng nhằm mục đích lên án, phản đối những hành vi đó hoặc có mục đích, thông điệp giáo dục rõ ràng; được miêu tả ở mức độ nhẹ, không miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên và phải phù hợp với chủ đề, nội dung phim.
đ) Kinh dị
Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị được miêu tả ở mức độ trung bình, không chi tiết và không diễn ra thường xuyên, tạo cảm giác đe dọa đến người xem ở mức độ nhẹ. Kết quả nên mang tính trấn an và giải toả.
e) Ngôn ngữ thô tục
Như mức phân loại K.
g) Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước
– Như mức phân loại K;
– Không miêu tả chi tiết về những hành vi nguy hiểm tiềm ẩn mà người xem từ đủ 13 tuổi có thể bắt chước, trừ trường hợp hành vi đó được thể hiện một cách an toàn hay có tính hài hước;
– Không miêu tả chi tiết các hung khí dễ dàng tiếp cận như dao kéo, vật sắc nhọn, vật thể dễ gây tổn thương. Không có các hình ảnh thể hiện hành vi chống đối xã hội mà người xem từ đủ 13 tuổi có khả năng sao chép, bắt chước.
4T16 (16+)
Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên
a) Chủ đề, nội dung
– Nội dung phim đề cập đến một số vấn đề của người trưởng thành, như các vấn đề liên quan đến chính trị, xã hội, tâm lý, tội phạm nhưng phù hợp với nhận thức, tâm lý, sinh lý của người xem từ đủ 16 tuổi trở lên;
– Đối với thể loại phim hành động, kinh dị hoặc có chủ đề lạm dụng trẻ em, có thể miêu tả ở mức độ trung bình nhưng không chi tiết, không diễn ra thường xuyên và không khai thác sâu;
– Các chủ đề như tự làm hại bản thân, tính mạng bị đe dọa vì lý do khách quan hoặc tự tử cần được thể hiện gián tiếp, miêu tả ở mức độ nhẹ, không có thời lượng kéo dài và phải phù hợp với nội dung phim.
b) Bạo lực
– Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành vi bạo lực như giết người, gây đau đớn, thương tích, chảy máu được miêu tả ở mức độ nhẹ, không diễn ra thường xuyên và không có thời lượng kéo dài và gây căng thẳng, tác động đến người xem ở mức độ trung bình trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim;
– Được phép miêu tả ngụ ý bạo lực tình dục nhưng miêu tả ở mức độ nhẹ và phải phù hợp với nội dung phim.
c) Khỏa thân, tình dục
– Hình ảnh khỏa thân được miêu tả ở mức độ trung bình, không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài, không cận cảnh, không đặc tả bộ phận sinh dục, không liên quan đến hoạt động tình dục và phải phù hợp với nội dung phim;
– Có thể sử dụng bối cảnh vui, tình huống hài hước, hoặc ngôn ngữ ám chỉ để miêu tả chi tiết cảnh khỏa thân nhưng không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài và phải phù hợp với nội dung phim;
– Hình ảnh khỏa thân toàn bộ cơ thể người liên quan đến tình dục hoặc hoạt động tình dục có tính giáo dục được miêu tả ở mức độ nhẹ, không diễn ra thường xuyên và không có thời lượng kéo dài.
d) Ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện
– Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ liên quan đến ma túy, các chất kích thích, chất gây nghiện (nếu có) không được miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài và phải phù hợp với nội dung phim. Về tổng thể, bộ phim không được quảng bá, hướng dẫn chi tiết hoặc khuyến khích việc sử dụng ma túy, các chất kích thích, gây nghiện;
– Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc lạm dụng các chất có độ nguy hiểm cao và dễ tiếp cận như dung môi, chất axit.
đ) Kinh dị
– Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị được miêu tả ở mức độ mạnh, không có thời lượng kéo dài và không khai thác sâu vào các mối đe dọa bạo lực;
– Gây tác động căng thẳng hoặc tạo cảm giác đe dọa đến người xem ở mức độ trung bình.
e) Ngôn ngữ thô tục
– Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục được miêu tả ở mức độ trung bình nhưng không xuất hiện thường xuyên và phải phù hợp với nội dung phim;
– Trường hợp các nhân vật phản diện sử dụng một số từ chửi thề, tiếng lóng thì không được làm tổn thương đến cá nhân và cộng đồng, không sử dụng ngôn ngữ để quấy rối, lạm dụng tình dục.
g) Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước
Có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ khuyến khích và kích thích bắt chước các hành động trong phim như sử dụng ma túy, tự sát, bạo lực học đường, sử dụng vũ khí, hành động vi phạm pháp luật khác được miêu tả ở mức độ nhẹ, không miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên, tác động đến người xem ở mức độ nhẹ. Kết quả phải có thông điệp lên án, phản đối các hành vi sai trái đó.
5T18 (18+)
Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên
a) Chủ đề, nội dung
– Nội dung phim đề cập đến các vấn đề của người trưởng thành, có thể miêu tả ở mức độ mạnh, chi tiết nhưng không có thời lượng kéo dài, không diễn ra thường xuyên và phải phù hợp với nội dung phim;
– Đối với thể loại phim hành động, kinh dị hoặc có chủ đề lạm dụng trẻ em có thể miêu tả ở mức độ mạnhmiêu tả chi tiết, tác động đến người xem ở mức độ mạnh nhưng không diễn ra thường xuyên và không có thời lượng kéo dài;
– Đối với các chủ đề, nội dung nhạy cảm, đề tài hiện thực về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế có thể miêu tả ở mức độ trung bình, có thể khai thác sâu nhưng không có thời lượng kéo dài, không diễn ra thường xuyên, tác động đến người xem ở mức độ trung bình.
b) Bạo lực
– Có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả hành vi bạo lực tác động đến người xem từ trên miêu tả ở mức độ mạnh đến dưới miêu tả ở mức độ quá mức; có thể miêu tả ở mức độ mạnh nhưng không có thời lượng kéo dài, tần suất ở mức độ trung bình và phù hợp với thể loại phim;
– Được phép miêu tả ngụ ý bạo lực tình dục nhưng miêu tả ở mức độ trung bình và phải phù hợp với nội dung phim.
c) Khỏa thân, tình dục
– Có thể có hình ảnh khỏa thân toàn bộ cơ thể người được miêu tả ở mức độ trung bình, không có thời lượng kéo dài, không cận cảnh, không đặc tả bộ phận sinh dục, phù hợp với nội dung phim nhưng không lạm dụng hình ảnh khỏa thân, không kích động tình dục;
– Không có những hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện lộ liễu, miêu tả chi tiết hoạt động tình dục, trừ các trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim, không có thời lượng kéo dài và không khai thác sâu.
d) Ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện
– Như mức phân loại T16;
– Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc buôn bán, sản xuất, tàng trữ ma túy và các chất gây nghiện trừ trường hợp lên án, phê phán hành vi sai trái đó và kết quả, những nhân vật thực hiện hành động này phải bị trừng phạt, loại trừ.
đ) Kinh dị
Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị, rùng rợn, gây sợ hãi, căng thẳng được miêu tả ở mức độ mạnh với cảm giác đe dọa liên tục nhưng không có thời lượng kéo dài, không tác động quá mức tới tâm lý và cảm xúc của người xem.
e) Ngôn ngữ thô tục
– Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục được miêu tả ở mức độ mạnh hơn so với phim được phân loại ở mức T16 nhưng không được làm tổn thương đến cá nhân và cộng đồng, không sử dụng ngôn ngữ để quấy rối, lạm dụng tình dục;
– Đối với phim đề tài phản ánh hiện thực xã hội, có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục được diễn ra thường xuyên nhưng không có thời lượng kéo dài và phải phù hợp với nội dung phim.
g) Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước
– Khi nội dung phim chứa các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ nguy hiểm, dễ bắt chước hoặc cách xử lý có nguy cơ gây tổn hại cho các cá nhân hoặc thông qua hành vi của họ có thể gây hại cho xã hội, thì kết quả phải được xử lý triệt để, có thông điệp giáo dục và ngăn chặn;
– Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành vi dễ bắt chước không được miêu tả chi tiết và không diễn ra thường xuyên, tác động đến người xem ở mức độ trung bình.
6C
Phim không được phép phổ biến
– Vi phạm Điều 9 Luật Điện ảnhNhững nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh;
– Miêu tả các tiêu chí phân loại phim ở mức độ quá mức.

Nguyên tắc phân loại phim

Việc phân loại phim theo quy định đảm bảo nguyên tắc tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL bao gồm:
– Bảo vệ trẻ em và các đối tượng khác dễ bị tổn thương đối với các nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực.
– Căn cứ cách thể hiện, các tình huống và bối cảnh cụ thể, tính tương tác, tần suất, thời lượng, mức độ chi tiết của hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lời thoại và mức độ tác động của bộ phim đối với người xem, trong đó tầm quan trọng của bối cảnh và mức độ tác động đến người xem là những yếu tố ưu tiên trong việc phân loại phim.
– Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức thấp hơn khi có các tình tiết.
+ Khi được miêu tả bằng lời nói thay vì hình ảnh.
+ Hình ảnh có mức độ tác động thấp.
– Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức cao hơn khi có các tình tiết:
+ Chứa nhiều chi tiết hơn, bao gồm cả việc quay cận cảnh và quay chậm.
+ Sử dụng các kỹ thuật tạo điểm nhấn như kỹ thuật ánh sáng, phối cảnh và độ phân giải.
+ Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng và âm thanh, độ phân giải, màu sắc, kích thước của hình ảnh, đặc điểm và tông màu.
+ Được tả thực, thay vì cách điệu.
+ Khuyến khích tương tác.
+ Mức độ tác động cộng hưởng của nhiều tiêu chí phân loại.
– Trường hợp phim ở giữa các mức phân loại, thì phim có cách xử lý tình huống và kết quả thể hiện thông điệp giáo dục, nhân văn, ca ngợi các giá trị đạo đức, xã hội, tác động tích cực tới người xem sẽ được xem xét phân loại ở mức thấp hơn.

Làm thế nào để xác định một bộ phim có cách xử lý tình huống và kết quả thể hiện thông điệp giáo dục, nhân văn, ca ngợi giá trị đạo đức, xã hội, tác động tích cực tới người xem?

Một bộ phim có cách xử lý tình huống và kết quả thể hiện sự giáo dục, nhân văn, ca ngợi giá trị đạo đức và có tác động tích cực tới người xem hay không dựa vào quan điểm của từng người khi đánh giá một bộ phim. Ví dụ như một bộ phim về bạo lực học đường với 02 cái kết như sau:
1. Người bị bạo lực nhận lời xin lỗi của người bạo lực mình; cả hai bắt tay nhau làm hòa; mọi chuyện quay trở lại bình thường.
2. Người bạo lực học đường nhận sự trừng phạt thích đáng của pháp luật; phải đi cải tạo, để lại vết đen trong lý lịch, sau đó không thể xin việc tại các công ty; phải làm một công việc bị mọi người khinh miệt. Còn người bị bạo lực học đường sau khi vượt qua mọi chuyện đã có được cuộc sống trong mơ.
3. Người bị bạo lực học đường quay lại trả thủ người bạo lực học đường. Sau khi trả thù xong bước ra khỏi bóng đen tâm lí, trở thành một con người khác có ích cho xã hội.
Có thể thấy, ở cả 3 cái kết này đều có mặt nhân văn, giáo dục và ngược lại. Ở cái kết đầu tiên, việc người bạo lực học đường được tha thứ chỉ bằng một lời xin lỗi sau khi nhận ra hậu quả mà mình gây ra sẽ dẫn đến suy nghĩ bạo lực học đường có thể giải quyết dễ dàng, như là một câu chuyện trẻ con không ưa nhau trong trường. Nhưng mặt nhân văn của cái kết này là tuổi trẻ có thể gây ra sai lầm; miễn là biết cái sai để có thể sửa chữa.
Ở cái kết thứ hai, việc người bạo lực học đường phải nhận lấy hậu quả mãi về sau nhân văn ở điểm mỗi con người đều phải trả giá cho sai lầm của mình; và việc trả giá có thể kéo dài rất lâu về sau. Cái kết như vậy có khả năng răn đe những học sinh đang có ý nghĩ bạo lực học đường người khác hơn. Nhưng lại nảy sinh ra vấn đề; đó là con người một khi phạm tội sẽ không thể quay đầu. Vậy nếu chọn phạm tội ngay từ đầu chỉ có con đường tiếp tục phạm tội.
Ở cái kết thứ ba, điểm nhân văn ở chỗ người bị bạo lực tự mình đứng lên chống lại cái xấu; nhưng lại cho thấy việc dùng một cái xấu để đáp trả lại một cái xấu, hạ thấp việc bao dung, tha thứ.
Vậy với những cái kết như vậy sẽ được coi là nhân văn hay không nhân văn? Việc đánh giá sẽ tùy thuộc vào quan điểm của mỗi cá nhân. Vậy nên, việc thẩm định phim không được thực hiện bởi một cá nhân mà được thực hiện bởi cả một tập thể.

Was this helpful?

0 / 0