Chế độ ốm đau là một trong năm chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động khi bị ốm đau, không có thu nhập. Chế độ bảo hiểm xã hội ốm đau sẽ được chi trả sau khi kết thúc thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau.

Thời gian hưởng chế độ ốm đau

Thời gian hưởng chế độ khi bản thân người lao động ốm đau

Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau được xác định như sau:
– Trường hợp không mắc các bệnh cần điều trị dài ngày:

 Đóng BHXH dưới 15 nămĐóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 nămĐóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên
Làm việc trong điều kiện thường30 ngày/năm40 ngày/năm60 ngày/năm
Làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm40 ngày/năm50 ngày/năm70 ngày/năm

– Trường hợp mắc các bệnh cần điều trị dài ngày: tối đa 180 ngày tính cả nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần.

Thời gian hưởng chế độ khi con người lao động ốm đau

Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

 Con dưới 3 tuổiCon từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi
Thời gian nghỉ hưởng chế độTối đa 20 ngày làm việc/nămTối đa 15 ngày làm việc/năm

Thời gian hưởng tiếp chế độ ốm đau

Thời gian nghỉ hưởng tiếp chế độ ốm đau chỉ áp dụng đối với người mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày nếu người đó đã nghỉ hết 180 ngày nhưng vẫn cần tiếp tục nghỉ để điều trị. Người lao động khi nghỉ hưởng chế chế độ ốm đau, mức hưởng chế độ ốm đau sẽ giảm xuống.

Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ốm đau

Điều 100. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này.

Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 bao gồm:
– Bản sao giấy ra viện của người lao động/con của người lao động (có ghi rõ thời gian).
Giấy xác nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (trường hợp điều trị ngoại trú).
– Bản sao giấy xác nhận chuyển viện trong trường hợp có điều chuyển bệnh viện.
– Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.

Trình tự, thủ tục đề nghị hưởng chế độ ốm đau

– Bước 1: Người sử dụng lao động/Người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ốm đau tới bộ phần một cửa cơ quan bảo hiểm xã hội gần nhất.
– Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết và chi trả mức hưởng chế độ ốm đau trong thời hạn:
+ 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định trường hợp người sử dụng lao động đề nghị hưởng.
+ 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định trường hợp người lao động, thân nhân của người lao động đề nghị hưởng.

Tiền hưởng sẽ được chi trả cho người lao động bằng 02 cách:
– Trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân: chi trả cho người sử dụng lao động, gửi kèm tin nhắn thông báo đã chi trả cho người lao động. Trong vòng 01 tháng kể từ ngày chi trả, người sử dụng lao động chưa chuyển tiền cho người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội hướng dẫn người sử dụng lao động chuyển lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Trường hợp người lao động có tài khoản cá nhân: chi trả trực tiếp cho người lao động bằng 02 cách:
+ Chi trả bằng tiền mặt.
+ Chi trả qua tài khoản cá nhân của người lao động.

Con ốm có được hưởng chế độ ốm đau không?

Người lao động có đóng bảo hiểm xã hội có con ốm được hưởng chế độ ốm đau.

Chế độ ốm đau được chi trả khi nào?

Chế độ ốm đau được chi trả sau khi người lao động đã nghỉ hưởng chế độ ốm đau xong do theo hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ốm đau yêu cầu giấy ra viện (trường hợp điều trị nội trú) hoặc giấy xác nhận nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (trường hợp điều trị ngoại trú).

Was this helpful?

0 / 0