1. Khái niệm người gốc Việt Nam

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thóng và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Từ đó có thể hiểu, người gốc Việt Nam được hiểu là người sinh ra ở nước ngoài, mang quốc tịch của nước ngoài nhưng có bố đẻ hoặc mẹ đẻ hoặc cả bố mẹ đẻ hoặc ông bà, tổ tiên đều là người Việt Nam.

2. Lợi ích của việc xin xác nhận là người gốc Việt Nam

Việc xin xác nhận là người gốc Việt Nam đem lại nhiều lợi ích:

– Bổ sung vào hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

– Căn cứ chứng minh người đó đủ điều kiện đầu tư theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam

– Hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam bao gồm:

+ Bản sao Giấy tờ về nhân thân (CCCD/CMND/giấy tờ cư trú/thẻ tạm trú/visa/hộ chiếu/giấy tờ xác nhận nhân thân) do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Bản sao Giấy tờ chứng minh từng có quốc tịch Việt Nam/ông, bà, cha, mẹ đã từng có quốc tịch Việt Nam (CCMD/CCCD/Hộ chiếu/Giấy khai sinh); hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị chứng minh từng có quốc tịch Việt Nam, ông, bà, cha, mẹ có hoặc đã từng có quốc tịch Việt Nam.

+ Tờ khai đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam.

+ 02 ảnh 4×6 chụp chưa quá 06 tháng.

Xem thêm: Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam

4. Trình tự, thủ tục xin xác nhận là người gốc Việt Nam

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

– Bước 2: Nộp hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam tại Sở Tư pháp tỉnh (thành phố) hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài như Đại sứ quán và Lãnh sự quán.

– Bước 3: Sau 05 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam. Trường hợp không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ sẽ thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.

5. Thẩm quyền xác nhận là người gốc Việt Nam

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam:

Điều 32. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện, nơi người đó cư trú vào thời điểm nộp hồ sơ hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao.

Từ đó cho thấy, thẩm quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam thuộc về Sở Tư pháp, Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán.

6. Lệ phí xin xác nhận là người gốc Việt Nam

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch:

“Điều 4. Mức thu phí, lệ phí

Mức thu phí, lệ phí quy định như sau:

STTNội dungMức thu
1Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam3.000.000 đồng/trường hợp
2Lệ phí xin trở lại quốc tịch Việt Nam2.500.000 đồng/trường hợp
3Lệ phí xin thôi quốc tịch Việt Nam2.500.000 đồng/trường hợp
4Phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc tịch8.000 đồng/bản sao trích lục/sự kiện hộ tịch đã đăng ký
5Phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam100.000 đồng/trường hợp
6Phí xác nhận là người gốc Việt Nam100.000 đồng/trường hợp

Như vậy, mức phí xác nhận là người gốc Việt Nam là 100.000 đồng/trường hợp. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Cổng Dịch vụ Công Quốc gia, mức phí xác nhận là người gốc Việt Nam sẽ có 03 mức như sau:

  • 20 USD: trong trường hợp nộp hồ sơ tại Đại sứ quán, Lãnh sự quán.
  • 100.000 đồng: trong trường hợp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam.
  • 0 đồng: trong trường hợp:

+ Người di cư từ Lào được phép cư trú xin xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam, có hoàn cảnh kinh tế khó khan, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Was this helpful?

0 / 0